MDF là gì? Các loại gỗ MDF

MDF là gì? Các loại gỗ MDF

Ngày đăng: 13/12/2024 09:57 AM

    Gỗ MDF là gì?

    Gỗ MDF là gỗ gì? Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Các loại gỗ MDF là một loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tái chế hoặc tự nhiên, thông qua quá trình ép nhiệt và ép phụ gia kết dính để tạo thành tấm gỗ dạng sợi trung bình.

    Ưu và nhược điểm của các loại gỗ MDF là gì?

    Ưu điểm

    • Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên.
    • Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất.
    • Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
    • Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác nhú Veneer, acrylic, melamine, laminate,…
    • Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh.
    • Thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
    • MDF có ưu điểm hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp sản phẩm có tuổi thọ bền lâu.

    Nhược điểm 

    • Khả năng chịu nước kém.
    • Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
    • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.

    Các loại gỗ MDF

    "Gỗ MDF la gỗ gì" : Trên thị trường hiện nay có ba loại gỗ MDF: gỗ MDF chống ẩm, gỗ MDF chống cháy, gỗ MDF thường. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các loại gỗ MDF có chất kết dính và những đặc tính khác nhau.

    Gỗ MDF thường

    Gỗ MDF thường là loại gỗ được làm từ các sợi gỗ nhỏ và sử dụng chất kết dính là keo UF (urea formaldehyde) để liên kết các sợi gỗ, tạo nên các cốt ván MDF. 

    Gỗ MDF chống ẩm

    Gỗ MDF chống ẩm tốt thì có giá thành cao hơn so với các loại tấm ván MDF thông thường vì được các nhà sản xuất sử dụng chất kết dính là keo MUF (melamine urea formaldehyde), nhựa Phenolic hoặc PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) thay vì sử dụng keo UF thông thường. Đồng thời để dễ phân biệt gỗ MDF chống ẩm với gỗ MDF thường thì sản phẩm đã được nhà sản xuất thêm chất chỉ thị màu xanh.

    Độ dày phổ biến của loại gỗ MDF chống ẩm thường là : 2.5mm; 5.5mm; 6mm; 7mm; 8mm; 12mm; 15mm; 17mm; 18mm và 22mm. 

     Kích thước của loại gỗ MDF chống ẩm cũng khá phổ biến với 3 loại kích thước: 1220x2440mm; 1220x3050mm; 1830x3660mm.

     

    Gỗ MDF chống cháy

     Trên thực tế, các loại gỗ MDF và tấm ván có nguồn gốc từ gỗ thì vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc nguồn nhiệt, nguồn lửa trong thời gian dài nên gỗ MDF chống cháy đã được cho thêm nguyên liệu là thạch cao, xi măng vào để tạo nên đặc tính chống cháy cho tấm ván. Khi có thêm các nguyên liệu này vào, gỗ MDF chống cháy sẽ có thời gian bắt lửa lâu hơn, đặc biệt khi cháy sẽ không tạo nên ngọn lửa lớn.

    Ván mdf lõi xanh

    Ngoài 3 loại gỗ MDF vừa nêu trên thì có thêm một loại cao cấp hơn, đó chính là gỗ MDF chống ẩm phủ melamine. Là một trong các loại gỗ MDF có cốt gỗ lõi màu xanh chống ẩm moisture resistant chất lượng bền chắc, gỗ MDF thường có màu sắc phong phú, bề mặt đa dạng với hơn 250 màu.

    ề mặt bền màu, chống trầy xước, chống thấm - bám bẩn và chống bắt lửa, được ứng dụng đa dạng, rộng rãi trong lĩnh vực nội thất phân khúc cao cấp cho các công trình văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em.

    Chất lượng các loại gỗ MDF thường ổn định đạt các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp cho các khu vực có môi trường độ ẩm cao hơn bình thường. Lưu ý, gỗ MDF chống ẩm thường có chất chỉ thị màu là xanh lá cây, nhưng độ đậm nhạt của màu sắc không nói lên được tính chống ẩm thấp hay cao.

    Phân biệt gỗ MDF và gỗ MFC

     Còn một loại gỗ MFC cũng khá tương đồng với gỗ MDF nên có nhiều người vẫn còn chưa phân biệt rõ ràng được, nên ngay bây giờ Kes sẽ liệt kê điểm giống và khác nhau của hai loại gỗ này

    Điểm tương đồng

    Cả 2 loại gỗ MFC và MDF đều có 3 loại cốt gỗ cơ bản như sau:
    Ván gỗ loại thường được dùng làm nội thất gia đình, văn phòng,…
    Ván gỗ chống ẩm thường được phân biệt thêm bằng bột màu xanh và dùng cho các không gian có độ ẩm cao.
    Ván chống cháy sẽ của cả hai loại sẽ được phân biệt nhờ màu đỏ

    Điểm khác biệt

     Độ dày: Độ dày khác biệt giữa MFC và các loại gỗ MDF có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Trung bình các ván gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm trong khi các loại gỗ MDF  sẽ có độ dày từ 5,5 – 17mm. Với kết cấu ván dăm, MFC có khả năng chịu lực thẳng đứng tốt hơn trong khi MDF lại có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.

    Cấu tạo: Thành phần chính của gỗ MFC từ các loại cây keo, bạch đàn,… được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sau đó sấy khô và được trộn lẫn với các chất kết dính, nén dưới nhiệt độ và áp suất cao.
    Thành phần chính của các loại gỗ MDF là từ mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ… được nghiền nát thành bột và kết dính với nhau bởi keo và nhiệt độ.

    Chỉ cần nhìn vào mặt cắt chi tiết của gỗ, có thể dễ thấy MFC được làm từ cốt ván dăm trong khi MDF được làm từ cốt ván sợi hoặc bột. Ngoài ra, các loại gỗ MDF sẽ được ép với áp suất nén cao hơn. Đây chính là đặc điểm cơ bản và dễ nhận biết nhất của 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF.

    Giá thành: Vì các loại gỗ MDF  là sản phẩm cao cấp dùng trong các công trình có yêu cầu cao, nên giá thành sẽ cao hơn so với MFC