MÔ TẢ CHUNG
Thành phần cấu tạo ván MDF
- Ván MDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
- Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
- Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.
- Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm. Nguyên liệu đầu vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa của quá trình cưa xẻ.
Tính chất vật lý và đặc điểm chung
- Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ. Lưu ý: Các màu này chỉ là chất chỉ thị màu để giúp phân biệt các loại ván chứ không quyết định đến khả năng chống ẩm hay chống cháy của tấm ván.
- Ván MDF được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm.
- Ván MDF đạt tiêu chuẩn về phát thải formaldehyde thường không có mùi hoặc thơm mùi gỗ.
- Ván MDF có tỷ trọng trung bình từ 680 – 840 kg/m3 .
- Các độ dày thông dụng của ván MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
Quý khách có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván ép và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván nhẵn cho phép mắt thường nhìn thấy được độ mịn và độ đồng đều trên bề mặt của cốt gỗ. Công nghệ phức tạp hơn làm cho MDF có giá trị hơn ván ép. Nó là nguyên liệu chính hình thành nên nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng như bàn văn phòng cao cấp, tủ hồ sơ văn phòng, hộc di động.
Có bốn loại MDF được phân loại theo loại gỗ được sử dụng để làm bột gỗ, chất kết dính và chất phụ gia.
-
MDF dùng cho nội thất (các sản phẩm nội thất).
-
MDF chống thấm: Được sử dụng cho nhu cầu ngoài trời và khu vực ẩm ướt.
-
MDF mịn: sẵn sàng để sơn, không cần chà nhám.
-
Bề mặt chống trượt MDF: Dùng để dán thêm các tấm ván mỏng (veneers).
Ưu điểm gỗ công nghiệp MDF
-
MDF dễ gia công, giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên
-
Độ bám sơn cao, thích hợp với sản phẩm cần trang trí nhiều màu sắc
-
Dễ dàng tạo dáng cong, uyển chuyển cho sản phẩm
-
Bề mặt phẳng, nhẵn, rộng hơn gỗ tự nhiên, thích hợp thiết kế sản phẩm kích thước lớn mà không cần chắp nối
-
Thời gian gia công nhanh, tiết kiệm nhiều chi phí
Nhược điểm gỗ công nghiệp MDF
-
Khả năng chịu nước kém
-
Độ cứng thấp nên dễ dàng bị mẻ cạnh
-
Hạn chế về độ dày nên đôi phải kết hợp nhiều tấm lại với nhau
-
Không thể trạm trổ họa tiếp lên trực tiếp, phải kết hợp với công nghệ in vân gỗ lên bề mặt
-
Thành phần Formaldehyde có trong keo dễ cao hơn mức an toàn nếu không có quy trình kiểm định nghiêm ngặt, chuyên nghiệp
Ứng dụng gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF thường được phủ bề mặt với lớp Melamine hoặc Laminate để tạo họa tiết, hoa văn giả gỗ nhằm ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, giường ngủ, tủ kệ…