VÁN ÉP

VÁN ÉP

Gỗ Plywood (ván ép) là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
  • Gỗ Plywood (ván ép) là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.

MÔ TẢ CHUNG


      Plywood hay gỗ ván ép đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước với nhau được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng. Gỗ ván ép được sử dụng rất phổ biến trong đời sống đặc biệt là trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất. Gỗ Plywood có quy trình sản xuất tiên tiến, được ép dưới áp suất và nền nhiệt cao nên rất chất lượng và đảm bảo sử dụng an toàn.  

Ưu điểm của Plywood

      Trải qua quá trình phun keo và ép nhiệt nhiều lần, gỗ ván ép được các chuyên gia cho rằng sở hữu độ cứng cũng như độ bền tương đối cao. Đặc biệt với các công nghệ sản xuất hiện đại, gỗ Plywood được kiểm tra và đánh giá độ bền, độ đàn hồi qua từng bước, từng công đoạn sản xuất rất tỉ mỉ.

      Gỗ MDF là một trong những sản phẩm gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm khá tốt, nhưng Plywood lại nhỉnh hơn về khả năng chống lại sự xâm nhập của nước. Đặc biệt khi thả xuống nước, gỗ ván ép cũng không dễ bị phồng như gỗ công nghiệp MDF.

      Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nội thất gia đình: Nếu như đối với các sản phẩm nội thất từ gỗ MDF, bạn luôn được các chuyên gia khuyên rằng nên tránh để gỗ tiếp xúc với nước hoặc để ở các môi trường ẩm thấp dễ khiến tuổi đời của gỗ giảm sút thì đối với gỗ ván ép bạn không cần quá lo lắng về vấn đề trên. 

       Bền mặt gỗ Plywood khá nhẵn mịn, đặc biệt gỗ trải qua các giai đoạn sản xuất giúp sở hữu bề mặt mịn ưng ý để dễ dàng thực hiện các công đoạn trang trí như chà nhám hay phủ sơn Pu lên trên.  

     Ngoài ra, gỗ còn có khả năng bám vít và bám dính tốt, đồng thời giá thành của gỗ ván ép hợp lý hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên quý hiếm, cũng như vẻ đẹp thanh thoát dễ dàng phù hợp với các không gian nội thất hiện đại nên rất được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt đối với các gia đình trẻ. 

Nhược điểm của Plywood

      Một điều dễ hiểu khi gỗ ván ép Plywood có giá thành cao hơn so với gỗ MDF hay gỗ MFC bởi khả năng chống nước và chịu ẩm cao cũng như bề mặt láng mịn. Tuy nhiên, mức chênh lệch của các loại gỗ công nghiệp không nhiều, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình các chất liệu phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình cũng như mục đích và môi trường sử dụng từng loại gỗ.  

      Một nhược điểm được khá nhiều người từng sử dụng gỗ ván ép chia sẻ đó là cạnh ván ép rất dễ bị sứt mẻ trong quá trình cắt hay trong quá trình sử dụng lâu dài. Một trong những điều quan trọng khi sử dụng gỗ ván ép mà gia chủ cần phải lưu tâm đó là luôn luôn bọc các cạnh ván ép, nếu trong quá trình sử dụng các lớp bọc này trầy xước lộ ra phần cạnh gỗ thì rất dễ sứt mẻ, mất thẩm mỹ. 

      Điều này rất dễ xảy ra đối với các cơ sở sản xuất gỗ ván ép không đúng tiêu chuẩn, “ăn bớt” công đoạn, ép gỗ không đúng theo quy cách và tiêu chuẩn hay dùng sai loại keo chuyên dụng. Có rất nhiều sai sót trong quá trình sản xuất khiến gỗ ván ép có thể xảy ra hiện tượng cong vênh, bề mặt gồ ghề khi gặp nhiệt độ cao hay tách lớp khi ở trong môi trường độ ẩm lớn.

      Cách hạn chế hiện tượng này, gia chủ cần tìm đúng đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm gỗ ván ép chất lượng, có quy trình sản xuất rõ ràng và minh bạch. Bởi gỗ ván ép nếu được thực hiện đầy đủ theo quy trình sẽ có độ bền cao và rất ít khi gặp phải các trường hợp kể trên. 

     Như nhiều người đã từng sử dụng gỗ ván ép Plywood đều nhận định rằng loại gỗ này sở hữu màu sắc và đường vân không đồng đều như gỗ MDF hay MFC. Chính bởi điều này gỗ ván ép không được sử dụng nhiều tại các không gian chung như phòng khách, phòng bếp mà thường được sử dụng trong phòng ngủ, phòng làm việc, sàn nhà, kệ trang trí… những sản phẩm mà bề mặt gỗ không cần quá hoàn hảo.