Thành phần cấu tạo ván dăm (gỗ dăm)
Thông thường, thành phần của ván dăm bao gồm khoảng 80% gỗ, 9 – 10% keo Urea Formaldehyde (UF), 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Để tăng cường khả năng chống ẩm cho ván thì Melamine thường được thêm vào keo UF (còn gọi là keo MUF – Urea Formaldehyde biến tính bằng Melamine). Để tăng cường khả năng chống cháy cho ván thì thạch cao và xi măng đôi khi được dùng làm chất kết dính.
Nguyên liệu sản xuất thường là các loại gỗ như bạch đàn, keo hay cao su hoặc phế liệu gỗ trong quá trình chế biến (bìa bắp, phoi bào, mùn cưa…). Bên cạnh gỗ còn có thể sử dụng các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo có chứa Lignin và Cellulose, chẳng hạn như rơm rạ, bã mía, thân cây bông, cây lanh hay cây gai dầu.
Tính chất vật lý và đặc điểm chung
-
Thông thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
-
Ván dăm được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
-
Ván dăm không có mùi.
-
Ván dăm có tỷ trọng trung bình từ 650 – 750 kg/m3 .
-
Các khổ ván dăm thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
-
Các độ dày thông dụng của ván dăm: 17, 18, 25 (mm).
Ưu điểm
-
Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy)
-
Giá thành rẻ hơn so với MDF, Veneer (60%)
-
Màu đảm bảo đồng nhất (do sản xuất sẵn từ nhà máy)
-
Thời gian thi công nhanh thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện)
-
Lõi gỗ dăm bám ốc vít tốt, tạo độ chắc bền hơn cả gỗ MDF.
-
Màu sắc Melamine đa dạng và luôn sẵn có dễ dàng lựa chọn.
Nhược điểm
-
Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ liền lạc cao
-
Đa số chỉ PVC chỉ có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn (trừ một số màu mới có chỉ dày đến 55mm)
-
Bề mặt không tự nhiên (trừ một số màu mới giống veneer
Lưu ý khi sử dụng ván dăm (Okal)
- Chỉ sử dụng ở nơi khô ráo: Không phù hợp cho các khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp hoặc nhà tắm.
- Bảo vệ bề mặt: Cần phủ lớp Melamine, Laminate hoặc sơn để tăng độ bền và thẩm mỹ.
- Chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn: Ưu tiên ván dăm có chứng nhận E1 hoặc E0 để giảm thiểu phát thải formaldehyde.
Ván dăm (Okal) là lựa chọn phù hợp cho các sản phẩm nội thất giá rẻ, không yêu cầu cao về độ bền hoặc khả năng chống ẩm